Hệ thống loa Active, Passive là gì? Nên chọn hệ thống loa nào

Trong khi tìm mua hệ thống âm thanh để sử dụng, các bạn thường thấy loa được chia ra làm 2 loại là Active Speaker (loa liền công suất, liền amply) và Passive Speaker (loa công suất rời). Hôm nay trong bài viết này mình sẽ giải thích về sự khác nhau này và so sánh một số điểm mạnh điểm yếu của 2 loại loa này.

Đầu tiên, các bạn cần biết. Tín hiệu âm thanh đi ra từ thiết bị phát như điện thoại, máy tính, đầu CD/DVD đều rất nhỏ. Tín hiệu đó không thể làm cho những chiếc loa có thể hoạt động được. Do vậy, cần có một thiết bị nữa nằm ở giữa những thiết bị phát và loa đó là amply (còn gọi là amplifier). Amply có nhiệm vụ chính là nhận tín hiệu từ thiết bị phát (nguồn tín hiệu nhỏ) sau đó mang đi khuếch đại tín hiệu này thành đủ lớn để cho loa có thể phát ra âm thanh.

Về cơ bản là vậy, và Active hay Passive được xuất hiện từ chuyện cái thiết bị mang tên “amply”. Việc xuất hiện thêm một thiết bị trong hệ thống âm thanh như đã giải thích ở trên là “bắt buộc phải có”, nhưng nó lại gây khá nhiều rắc rối cho người dùng như tốn thêm tiền, khó chọn mua, cồng kềnh, khó lắp đặt cũng như vận hành.

Bởi thế các nhà sản xuất loa đã tìm cách tích hợp amply vào một số hệ thống loa của họ giúp khách hàng giảm chi phí cũng như đơn giản hóa việc sử dụng, tạo sự tiện lợi cho khách hàng. Và những hệ thống âm thanh được tích hợp sẵn được gọi là Active Speakers (loa liền công suất, loa liền amply) còn những hệ thống âm thanh không được tích hợp công suất được gọi là Passive Speakers (loa công suất rời). Chữ Active mang nghĩa “chủ động” tức là hệ thống loa tự chủ động hoạt động được, còn Passive mang nghĩa “bị động” tức hệ thống loa không tự hoạt động được cần phải có amply.

Trên thực tế, không phải lúc nào bạn cũng có thể chọn loa Active hay lúc nào cũng có thể chọn loa Passive. Mỗi một loại có ưu nhược riêng của nó, dưới đây tôi xin liệt kê một số ưu nhược của mỗi loại để chọn cho mình loại phù hợp.

Hệ thống âm thanh công suất liền (Active Speakers System)

loa lien cong suat airpulse a100
Loa liền công suất Edifier Airpulse A100

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ: Khi được tích hợp trong một chiếc loa, nhà sản xuất chỉ cần tích hợp thêm các bộ phận chính của amply vào trong thân của một chiếc loa, cũng như việc các thành phần amply này chỉ phục vụ chiếc loa đó nên giá thành của nó tất nhiên sẽ rẻ hơn là việc chế tạo ra một chiếc amply rời.
  • Gọn nhẹ: Như đã trình bày ở trên, do tích hợp bên trong loa nên bạn không phải mất thêm chỗ để bố trí cái amply trong phòng của bạn .
  • Dễ sử dụng: Sẽ không có hàng loạt các nút bấm, cần gạt cắm jack nọ lỗ kia, đơn giản chỉ bật và sử dụng là sẽ có âm thanh phục vụ ngay. Ngày nay, loa active còn được tích hợp rất nhiều các tính năng. Hệ thống loa 2.0 như Edifier R1700BT, Edifier R2000DB, Edifier S1000, Edifier S880DB của Edifier thường được trang bị tính năng Bluetooth, một số cao cấp như S1000MA còn được trang bị kết nối Airplay, kết nối DLNA giúp việc sử dụng đơn giản hơn bao giờ hết.

Nhược điểm

  • Khó nâng cấp: Khi bạn muốn nâng cấp công suất của loa, bạn phải bán cả loa và mua cái mới hoặc khi bạn chán ngán với chất âm của amply thì bạn cũng phải làm điều tương tự
  • Công suất không quá lớn: Thường thì amply liền trong loa sẽ hoạt động hiệu quả ở công suất khoảng dưới 150W. Trên ngưỡng công suất đó sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề như kích thước, tản nhiệt… Do vậy bạn không thể trông mong dàn âm thanh amply liền mang lại cho bạn một âm thanh lớn phục vụ để hát Karaoke hay dành cho sự kiện, không gian lớn được.

Hệ thống âm thanh công suất rời (Passive Speakers System)

he thong am thanh cong suat roi
Hệ thống loa rời phức tạp

Ưu điểm

  • Chất lượng âm thanh: thiết bị chuyên dụng bao giờ cũng làm tốt công việc của mình hơn là những thiêt bị được tích hợp nhiều tính năng. Thật vậy, đối với dân làm âm thanh chuyên nghiệp thì gần như dàn âm thanh kèm amply, main power là không thể bị thay thế.
  • Khả năng nâng cấp: Khi đã chán với dàn loa, bạn có thể nâng cấp nguyên những chiếc loa. Hay khi chán chất âm của amply, bạn có thể nâng cấp nguyên chiếc amply. Hay khi công suất dàn âm thanh “hơi yếu”, bạn có thể mua thêm loa khi công suất của amply vẫn tải đủ với dàn hiện tại.
  • Tinh chỉnh theo ý: Hệ thống âm thanh active thường chỉ trang bị cho bạn 3 núm chỉnh âm thanh cơ bản là Volume, Bass và Treble thì với hệ thống âm thanh Passive bạn có thể điều chỉnh mọi thứ theo ý mình muốn tùy vào sự hiện đại dàn “đồ” của bạn.

Nhược điểm

  • Đắt tiền: Dàn âm thanh passive bạn phải mua rất nhiều thứ như loa, amply (hoặc main công suất nếu hệ thống lớn), mixer, các cục tạo hiệu ứng…
  • Khó mua: Việc chọn mua loa nào, amply gì, mixer gì, các phụ kiện khác như thế nào trong dàn âm thanh công suất rời là một quá trình. Đòi hỏi phải tìm hiểu tham khảo ngắm nghía mất rất nhiều thời gian mới có thể xuống được tiền.
  • Cồng kềnh: Hệ thống loa công suất rời thường cũng là công suất lớn, không những nhiều “cục” mà các thành phần còn rất lớn. Chắc chắn nó không phù hợp với những căn phòng không quá rộng.
  • Khó sử dụng: Để lắp đặt và vận hành được hệ thống loa công suất rời, bạn ít nhiều phải có chút kiến thức về điện tử, âm thanh. Cuối cùng là kể cả khi bạn có thể vận hành thì việc vận hành nó cũng không bao giờ là quá nhàn cả.

TÓM LẠI

Tóm lại, hệ thống loa active là hệ thống âm thanh đã có amply bên trong loa, mua về cắm là dùng còn hệ thống loa passive là hệ thống âm thanh cần amply rời mới có thể sử dụng được. Nếu nhu cầu của bạn là mua loa nghe nhạc, phòng cá nhân, gia đình cần sự tiện dụng thì nên chọn loa active. Còn nếu bạn cần dàn âm thanh phục vụ không gian lớn hoặc bạn là dân làm âm thanh chuyên nghiệp thì bạn hãy chọn hệ thống loa passive, và bạn còn phải đọc nhiều bài viết khác nữa cơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *